Cách xâm nhập của Mối vào công trình như thế nào

26/10/2022
  -  
0 lượt xem

Hiểu rõ được đặc điểm sinh học, phương thức hoạt động, chủng loại Mối…. là yếu tố quan trọng để lựa chọn phương pháp tiêu diệt và phòng chống mối hiệu quả nhất

Qua thực tế thi công, với kinh nghiệm đúc kết dược và tư liệu nghiên cứu của các chuyên gia trong lĩnh vực côn trùng, bộ phận kỹ thuật của C.Ty TNHH TM Trừ Mối & Côn trùng Thành Phúc An chúng tôi nhận thấy Mối thường xâm nhập vào công trình theo các con đường sau :

a)  Xâm nhập ngay từ khu vực nền móng công trình, theo chân tường, theo các cột bêtông, đường dẫn nước, ga, điện… và từ các khu vực lân cận bên ngồi vào công trình. Đây là cách xâm nhập phổ biến nhất. Từ đó chúng mới tỏa đi khắp công trình để tìm kiếm thức ăn.

b)  Xâm nhập vào bằng đường không: vào hàng năm, nhất là cuối mùa xuân, vào khoảng tháng 4, 5, 6 khi áp suất thích hợp nhất là sau khi mưa giông và hồng hôn. Mối cánh bắt đầu phân đàn, sau 10-20 phút bay ra thì rụng cánh. Một con đực tìm một con cái, cắn đuôi nhau tìm nơi cư trú như : hốc kẽ, khe cửa, khu vực ẩm thấp trên các tầng và lập thành một tổ mới.

c)  Xâm nhập trực tiếp từ các vật dụng : bàn ghế, gường, tủ… đã bị nhiễm Mối do con người mang từ bên ngồi vào công trình.

d)  Phần lớn các chủng loại Mối xâm nhập vào công trình xậy dựng, đê đập đều biểu hiện sự phá hoại của chúng. Kinh phí để thực hiện sửa chữa là rất lớn. Khi đã phát hiện ra dịch hại Mối thì phải tiến hành diệt tận gốc cả tổ Mối mới chận đứng được dịch hai trong thời gian dài.

e)  Trước sự phá hoại nguy hiểm của lồi Mối- Bộ xây dựng đã đưa TCXD – 204-1998 – Bảo vệ công trình và phòng chống Mối cho công trình mới và hội KHKT Lâm Nghiệp đã đưa – Tập định mức đơn giá về công tác và phòng chống mối kèm theo QĐ 65- QĐ TWH ngày 1/08/2007 và gần đây nhất là Bộ NN&PTNN đã đưa ra tập định mức dự tốn điều tra khảo sát xử lý Mối kèm theo công văn số 120/BNN-XD .